Quy hoạch cơ sở hạ tầng cần đi trước bất động sản
Theo các chuyên gia của công ty nghiên cứu bất động sản Vietnam Land & Housing, trước khi phát triển bất động sản, cần phải có quy hoạch cụ thể cho cơ sở hạ tầng của từng khu vực.
Tại buổi trao đổi thông tin về “Thị trường bất động sản châu Á-Thái Bình Dương: Cơ hội và triển vọng thị trường Việt Nam” được Vietnam Land & Housing tổ chức cuối tuần rồi, bà Nguyễn Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển Vietnam Land & Housing, cho rằng để phát triển bất động sản, trước tiên, phải có quy hoạch cơ sở hạ tầng tổng thể, từ toàn bộ thành phố, xuống quận, phường; sau đó là quy hoạch chi tiết cho từng khu đất một.
Chẳng hạn, trong quy hoạch tổng thể này phải ghi rõ mật độ xây dựng, mật độ dân số… để làm sao biết được khu vực quận 2 trong tương lai có dân số bao nhiêu, khu vực nào tập trung nhiều văn phòng, khu vực nào nhiều trung tâm thương mại, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trước…
“Cơ sở hạ tầng phải đi trước bất động sản một bước. Tại Việt Nam, thị trường đang chạy đua theo nhu cầu của người tham gia thị trường mà thiếu bàn tay quản lý chặt chẽ. Như ở huyện Nhà Bè, quận 7, rất nhiều dự án bất động sản đang phát triển nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, chủ đầu tư vẫn vô tư ‘thích xây thế nào thì xây’”, bà Dung nói.
Không những thế, bà Dung nhận định, mỗi địa phương lại có một kiểu quy định khác nhau, dẫn đến “vỡ” quy hoạch. “Cần phải có những quy luật ràng buộc những người trong cuộc như chủ đầu tư, nhà phát triển dự án, người mua nhà, tất cả phải theo quy hoạch tổng thể đó”, bà Dung nêu quan điểm.
Còn theo ông Henry Trần, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Vietnam Land & Housing châu Á-Thái Bình Dương, thị trường bất động sản Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch cả về thông tin và hệ thống luật pháp. Người nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam thì phải đến tận nơi tìm hiểu, nhưng nếu không gặp đúng người thì cũng không thể có thông tin. Trong khi đó, tại nhiều nước như Singapore, chỉ cần một cú nhấp chuột là có đầy đủ thông tin về thị trường.
Phân tích về cơ hội đầu tư của thị trường, ông Henry cho hay, thời gian tới, thị trường văn phòng tại Việt Nam sẽ rất tiềm năng. Hiện giá cho thuê văn phòng tăng do nguồn cung hạn chế, cùng với tỷ lệ hấp thụ và tỷ lệ trống thấp cho từng quí. Riêng trong năm 2016, tỷ lệ trống của cao ốc văn phòng loại A và loại B lần lượt là 4% và 2,8% tại TPHCM.
Vietnam Land & Housing dự báo tỷ lệ trống vẫn sẽ giữ như mức hiện tại khi thị trường dần hấp thụ làn sóng nguồn cung mới từ cả hạng A lẫn hạng B trong giai đoạn 2017-2020 từ khắp nơi trên thành phố. Trung bình, tỷ lệ hấp thụ mỗi năm sẽ đạt được 86,4% trên tổng nguồn cung mới của năm đó.
Đặc biệt, khi thị trường khởi nghiệp ngày càng bùng nổ, nhu cầu làm việc tại các không gian làm việc chung và các văn phòng dịch vụ sẽ tăng thay vì hình thức văn phòng truyền thống.
Tại buổi trao đổi thông tin về “Thị trường bất động sản châu Á-Thái Bình Dương: Cơ hội và triển vọng thị trường Việt Nam” được Vietnam Land & Housing tổ chức cuối tuần rồi, bà Nguyễn Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển Vietnam Land & Housing, cho rằng để phát triển bất động sản, trước tiên, phải có quy hoạch cơ sở hạ tầng tổng thể, từ toàn bộ thành phố, xuống quận, phường; sau đó là quy hoạch chi tiết cho từng khu đất một.
Chẳng hạn, trong quy hoạch tổng thể này phải ghi rõ mật độ xây dựng, mật độ dân số… để làm sao biết được khu vực quận 2 trong tương lai có dân số bao nhiêu, khu vực nào tập trung nhiều văn phòng, khu vực nào nhiều trung tâm thương mại, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trước…
“Cơ sở hạ tầng phải đi trước bất động sản một bước. Tại Việt Nam, thị trường đang chạy đua theo nhu cầu của người tham gia thị trường mà thiếu bàn tay quản lý chặt chẽ. Như ở huyện Nhà Bè, quận 7, rất nhiều dự án bất động sản đang phát triển nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, chủ đầu tư vẫn vô tư ‘thích xây thế nào thì xây’”, bà Dung nói.
Không những thế, bà Dung nhận định, mỗi địa phương lại có một kiểu quy định khác nhau, dẫn đến “vỡ” quy hoạch. “Cần phải có những quy luật ràng buộc những người trong cuộc như chủ đầu tư, nhà phát triển dự án, người mua nhà, tất cả phải theo quy hoạch tổng thể đó”, bà Dung nêu quan điểm.
Còn theo ông Henry Trần, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Vietnam Land & Housing châu Á-Thái Bình Dương, thị trường bất động sản Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch cả về thông tin và hệ thống luật pháp. Người nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam thì phải đến tận nơi tìm hiểu, nhưng nếu không gặp đúng người thì cũng không thể có thông tin. Trong khi đó, tại nhiều nước như Singapore, chỉ cần một cú nhấp chuột là có đầy đủ thông tin về thị trường.
Phân tích về cơ hội đầu tư của thị trường, ông Henry cho hay, thời gian tới, thị trường văn phòng tại Việt Nam sẽ rất tiềm năng. Hiện giá cho thuê văn phòng tăng do nguồn cung hạn chế, cùng với tỷ lệ hấp thụ và tỷ lệ trống thấp cho từng quí. Riêng trong năm 2016, tỷ lệ trống của cao ốc văn phòng loại A và loại B lần lượt là 4% và 2,8% tại TPHCM.
Vietnam Land & Housing dự báo tỷ lệ trống vẫn sẽ giữ như mức hiện tại khi thị trường dần hấp thụ làn sóng nguồn cung mới từ cả hạng A lẫn hạng B trong giai đoạn 2017-2020 từ khắp nơi trên thành phố. Trung bình, tỷ lệ hấp thụ mỗi năm sẽ đạt được 86,4% trên tổng nguồn cung mới của năm đó.
Đặc biệt, khi thị trường khởi nghiệp ngày càng bùng nổ, nhu cầu làm việc tại các không gian làm việc chung và các văn phòng dịch vụ sẽ tăng thay vì hình thức văn phòng truyền thống.
Nhận xét
Đăng nhận xét